Khi bị ho, bạn có thể áp dụng những mẹo như dùng hẹ, cam nướng, mật ong gừng… Hãy cùng tìm hiểu cách trị ho tại nhà hiệu quả, nhanh khỏi ở bài viết sau.
Các mẹo dân gian dùng thực phẩm tự nhiên đều chữa trị đều rất hiệu quả
1. Trị ho bằng mật ong gừng
Mật ong gừng là một trong những mẹo được lưu truyền bao đời và vẫn giữ được hiệu quả bất ngờ cho việc trị ho. Trong mật ong chứa nhiều dưỡng chất tốt cho cơ thể, đặc biệt khả năng kháng viêm, long đờm cực tốt. Ngoài ra, gừng giúp xoa dịu, làm ấm phổi, kết hợp với quả tắc chứa lượng lớn vitamin C, giúp phục hồi sức đề kháng cực tốt, vừa giúp giảm ho suyễn, vừa cải thiện hệ miễn dịch. Bạn có thể tham khảo mẹo làm tắc chưng mật ong gừng trị ho, tăng cường đề kháng mùa dịch.
2. Trị ho bằng chuối và mật ong

Chuối kết hợp với mật ong không chỉ giúp làm đẹp da mà còn giúp trị ho hiệu quả. Bạn có thể ăn chuối tươi hoặc làm chuối nướng, sau đó thêm mật ong vào trộn đều và ăn, sẽ giúp làm dịu cổ họng và giảm ho hiệu quả.
3. Chuối và mật ong: một bài thuốc Đông Y hiệu quả trong việc trị ho
Nghe thì hơi lạ vì chuối với mật ong mà nhiều người vẫn nghĩ dùng để dưỡng da lại có thể giúp trị ho, tuy nhiên đây là sự thật. Chuối là loại trái cây giàu dinh dưỡng, có lợi cho sự phục hồi của cơ thể khi dùng với mật ong, một nguyên liệu đồng thời vị thuốc Đông Y từ bao đời, thường dùng trong các bài thuốc về long đờm, chống viêm, giải độc.
Cách thực hiện cũng dễ dàng, bằng cách nghiền nát chuối thêm vào 1 lượng nước nóng vừa đủ, ngâm đến khi nguội thì cho 1 lượng mật ong vừa đủ, trộn đều lên và sử dụng đều đặn 4 ngày/lần đến khi khỏi.
4. Siro hành tím: một cách trị ho đơn giản, hiệu quả
Siro hành tím không hăng mà còn dễ dùng, đảm bảo hết ho. Hành tím ngoài làm gia vị thì nó còn là vị thuốc Đông Y. Theo y học cổ truyền thi hành tím có tính hăng, vị cay, mùi hăng có tác dụng hạ sốt, khử phong tán hàn, chỉ thống, hóa đờm cũng như khả năng sát trùng, chống viêm cực tốt.
Nếu chỉ dùng một mình hành tím để trị thì khá khó khăn bởi mùi vị của nó rất hăng. Do đó cách làm siro hành tím ra đời khi có thêm mật ong, có tính ngọt, chống viêm mạnh hòa quyện với nước cốt hành tím.
Cách thực hiện đơn giản, chỉ cần nấu chín hành tím với nước và đường, đợi cho nguội rồi cho thêm mật ong vào. Sử dụng siro hành tím này để uống hàng ngày cho đến khi ho khỏi hoàn toàn
5. Trị ho bằng chanh chưng đường phèn
Chanh chưng đường phèn là sự kết hợp giữa chanh và đường phèn, với tác dụng giảm triệu chứng ho, sốt và cảm cúm hiệu quả. Chanh chứa nhiều vitamin C, khoáng chất và hoạt chất chống oxy hóa, giúp tăng sức đề kháng và chống lại các bệnh tật. Cách thực hiện đơn giản bằng cách chưng quả chanh tươi với đường phèn, sử dụng đều đặn để giúp giảm triệu chứng ho và cảm cúm.
Trị ho bằng quýt ngâm đường phèn
Tương tự với chanh thì quýt cũng là loại quả chứa nhiều vitamin C không kém, vỏ ngoài của quýt khi được sao chế tạo nên một vị thuốc quý là trần bì. Quýt ngâm đường phèn không chỉ là cách để trị ho mà nó còn giúp cơ thể chống chọi với nhiều căn bệnh khác, thanh lọc cơ thể nữa đấy.
Cách làm quýt ngâm đường phèn trị ho
Múi quýt bạn sẽ đem nấu với nước đường phèn trong 5 phút, rồi tắt bếp để nguội, cho vào lọ dùng dần. Hương vị thoang thoảng thơm của quýt cùng vị ngọt thanh sẽ giúp bạn mau sớm khỏi bệnh. Tham khảo: Cách làm quýt ngâm đường phèn phòng bệnh giao mùa.
Trị ho bằng cam nướng
Tuy nhiên đây là một cách trị bệnh từ Đông Y được chứng thực, theo Đông Y thì quả cam có vị ngọt, chua, tính hơi mát, công năng sinh tân giải khát, khai vị, chữa ho, dùng khi chán ăn, đầy tức ngực sườn, giải độc cá, cua, làm ốm và giải rượu. Ngoài ra, cam chứa hàm lượng vitamin C khá cao giúp tăng hệ miễn dịch hiệu quả, hỗ trợ cơ thể chống chọi bệnh tật. Vỏ cam là bộ phận chứa hàm lượng vitamin C cao nhất cũng như đây là thứ giúp chữa các bệnh liên quan đến phế quản như ho. Các hoạt chất trong cam được kích hoạt ở nhiệt độ cao, nên khi nướng lên thì các hoạt chất khi dùng sẽ có tác dụng mạnh giúp các cơn đau họng, ho đờm tiêu biến vì vậy khi dùng cách này nên ăn cả phần vỏ cam.
Lê hấp đường phèn trong trị ho
Lê hấp đường phèn là một cách trị ho quen thuộc và hiệu quả bất ngờ. Theo Đông Y, quả lê có vị ngọt, tính mát, giúp nhuận phế, giảm ho, thanh nhiệt, sinh tân dịch, tiêu đờm và tiêu độc.
Trị ho bằng tỏi
Trong tỏi còn chứa hoạt chất vàng là Allicin, một chất chống oxy hóa cực mạnh, cùng với Liallyl Sulfide, Ajoene tạo thành bộ ba thuốc kháng sinh tự nhiên, giúp diệt trừ hết thảy vi khuẩn có hại, nâng cao hệ miễn dịch, ngăn ngừa ung thư,…
Do đó, bạn có thể dùng tỏi để trị bệnh như ngâm đường phèn, tỏi nướng, tỏi ngâm mật ong, chưng với muối để giúp việc dùng tỏi dễ dàng và trị cơn ho nhanh chóng.
Trị ho bằng hẹ
Lá hẹ ngoài là thực phẩm ra thì nó cũng còn là một vị thuốc Đông Y. Theo Đông Y, cây hẹ có vị cay hơi chua, hăng, tính ấm, giúp bổ dương, ôn trung, hành khí, tán huyết, tiêu đờm, trị ho,… Vì vậy, từ xưa người ta đã dùng hẹ để trị các cơn ho ngay tại nhà.
Trị ho bằng Rau diếp cá
Rau diếp cá thường được dùng để trị bệnh trĩ nhưng nó còn có khả năng trị ho nữa đấy. Theo Đông Y, rau diếp cá có vị chua, tanh như cá, tính mát, bổ gan, bổ phổi. Còn y học hiện đại thì trong rau diếp cá chứa nhiều hoạt chất sát trùng mạnh nên thích hợp để dùng trị ho, viêm họng. Bạn có thể dùng rau diếp cá xay lấy nước cốt thêm ít mật ong để uống 2 lần/ngày đến khi hết bệnh hoặc sắc 20g rau diếp cá khô và 20g cam thảo đất lấy nước uống mỗi ngày cho đến khi hết bệnh.
Trị ho bằng lá húng chanh
Lá húng chanh cũng là loại rau quen thuộc với nhiều gia đình, nó còn là một cây thuốc Nam chuyên chữa trị các bệnh về đường hô hấp như ho, long đờm.
Trong lá hung chanh có chứa hoạt chất mang tên là carvacrol. Chất này có khả năng ức chế mạnh các vi khuẩn gây bệnh đường hô hấp. Do đó, lá húng chanh trở thành một vị thuốc không thể thiếu để trị các căn bệnh về ho. Bạn có thể dùng lá húng chanh để hấp đường phèn hay kết hợp với mật ong và chanh để điều trị ho.
Trị ho bằng đinh lăng
Đinh lăng là một vị thuốc quen thuộc và hiệu quả trong việc chữa trị nhiều bệnh lý, trong đó có cả ho. Cây Đinh lăng từ thân, rễ đến lá đều được dùng làm thuốc, nó chứa nhiều dưỡng chất tốt cho cơ thể cũng như các hoạt chất mà cơ thể cần để chống lại bệnh tật. Bạn có thể dùng lá đinh lăng khô hay tươi để pha nước uống hàng ngày hoặc dùng rễ cây đinh lăng với đậu săn, bách bộ, nghệ vàng, tang bạch bì, tần dày với lượng bằng nhau là 8g kết hợp 4g gừng khô sắc thành nước để uống 2 ngày/lần thì bệnh sẽ thuyên giảm hẳn.