Lá ngón là một loại cây thường mọc ở vùng núi phía bắc nước ta như Hòa Bình, Cao Bằng, Hà Tây, Hà Giang, Lào Cai, Tuyên Quang và có độc tính cực cao. Chỉ cần ăn từ 3 lá ngón trở lên là có thể gây ngộ độc nghiêm trọng và dẫn đến tử vong ngay lập tức.
Cách nhận biết cây lá ngón
Theo Wikipedia, đây là một loại cây leo thân quấn thường xanh, dài tới 12m, cành không có lông, trên thân hơi có khía dọc. Lá mọc đối, hình trứng thuôn dài, hơi hình mác, đầu nhọn, phía cuống nhọn hoặc hơi từ, mép nguyên, bóng nhẵn, dài 7-12 cm, rộng 2,5-5,5 cm. Hoa mọc thành chùm ở đầu cành hay ở kẽ lá, cánh hoa màu vàng và mùa hoa thường vào các tháng 6, 8 và 10.
Loại cây có độc tính hàng cao – lá ngón
Độc tính của lá ngón
Trong lá ngón có chứa một chất kịch độc có thể giết người trong “nháy mắt”. Loại độc tố trong lá ngón là hoạt chất alkaloid. Alkaloid được biết đến là những hợp chất hữu cơ có chứa dị vòng nitơ, có tính bazơ, thường gặp ở trong nhiều loài thực vật và đôi khi còn tìm thấy trong một vài loài động vật. Đặc biệt, alkaloid có hoạt tính sinh lý rất cao đối với cơ thể con người và động vật, nhất là hệ thần kinh. Một lượng nhỏ alkaloid cũng có thể gây chết người. Đây là một loại độc tố nguy hiểm.

Tên gọi khác của lá ngón
Lá ngón thường được biết đến với nhiều tên như: Câu vẫn, Hoàng đằng, Đoạn trường thảo, Co ngón, Hồ mạn trường, Hồ mạn đằng, Thuốc rút ruột,…
Thành phần độc tính của cây lá ngón
Các alkaloid chứa trong toàn bộ cây là thành phần có thể giết người trong loại cây này, độc tính giảm dần theo thứ tự rễ, lá, hoa, quả và thân cây.
Triệu chứng và cách ngộ độc lá ngón gây tử vong
Theo nghiên cứu về lá ngón được nhóm nghiên cứu tại khoa Sinh, Đại học Đà Lạt, chỉ cần ngắt lá, bẻ cành, để chất nhựa độc dính vào tay rồi vô tình tiếp xúc với đồ ăn, vết thương hở, lập tức các độc tính sẽ gây ra triệu chứng khát nước, đau họng, chóng mặt, hoa mắt, buồn nôn dẫn đến chết rất nhanh do ngừng hô hấp.
Theo lương y Hồng Minh, độc lá ngón gây tử vong rất nhanh vì độc tính nội tại quá mạnh. Người bị ngộ độc lá ngón có các triệu chứng khát nước, đau họng, chóng mặt, hoa mắt, buồn nôn, sau đó dẫn đến mỏi cơ, thân nhiệt hạ, huyết áp hạ, răng cắn chặt, sùi bọt mép, đau bụng dữ dội, tim đập yếu, khó thở, đồng tử giãn và chết rất nhanh do ngừng hô hấp.
Thời gian gây chết người trung bình của độc lá ngón
Trong vòng từ 1 – 7 tiếng qua đường tiêu hóa, thời gian gây chết người trung bình của độc lá ngón rất nhanh, chỉ mất 5-30 phút.
Lời kinh điển về độc lá ngón của nhà văn Tô Hoài
Cách đây hơn 60 năm, nhà văn Tô Hoài viết: “Nếu có nắm lá ngón trong tay lúc này, Mị sẽ ăn cho chết ngay, chứ không buồn nhớ lại nữa”.
Bảo vệ sức khỏe khi tiếp xúc với lá ngón
Lá ngón không dễ phân biệt, những người chưa từng gặp qua sẽ dễ nhầm lẫn với một số loại cây khác, nhất là những bạn trẻ hay đi du lịch miền núi, nhỡ đâu trúng độc của lá ngón cần phải nhanh trí xử lí ngay để không dẫn đến tình huống xấu nhất.
Cách xử trí khi bị ngộ độc lá ngón
Nếu bị ngộ độc lá ngón, người bệnh cần được đưa đi cấp cứu ngay lập tức tại các cơ sở y tế. Trong khi chờ đợi cứu chữa, có thể cho người bị ngộ độc uống nước hoặc sữa để giúp giảm độc tính và làm chậm sự hấp thu của chất độc trong cơ thể. Tuy nhiên, không nên tự ý sử dụng bất kỳ phương pháp nào để chữa trị hoặc giảm độc tính mà cần phải tuân thủ các chỉ đạo điều trị của các chuyên gia y tế.
Do vậy, khi phát hiện người bị ngộ độc cây lá ngón, phương pháp xử trí ban đầu hết sức quan trọng, phải nhanh chóng loại bỏ chất độc ra khỏi cơ thể bằng các biện pháp như:
- Gây nôn: uống đầy nước rồi móc họng để kích thích gây nôn
- Rửa dạ dày
- Uống than hoạt
- Truyền dịch
Sau đó khẩn trương vận chuyển bệnh nhân tới bệnh viện chuyên khoa có đầy đủ các trang thiết bị cấp cứu điều trị giải độc và tích cực tránh những biến chứng muộn nặng nề, nguy hiểm, nguy cơ dẫn đến tử vong.